Nguồn gốc của tết Đoan Ngọ và các phong tục cổ truyền


16/03/2022

 

Cùng với ngày Tết cổ truyền và tết Trung thu, tết Đoan ngọ được xem là 1 trong 3 ngày lễ lớn trong phong tục cổ truyền của Đài Loan được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Năm Châu IMS sẽ chia sẻ đến các thông tin về ngày tết này của Đài Loan nhé !!

Đây là một ngày tết đài loan khá ý nghĩa, mang đậm bản sắc dân tộc. vào ngày này sẽ có nhiều hoạt động thí vị, và mỗi nước lại có phong tục - tập tục riêng.

1. Nguồn gốc ngày tết Đoan ngọ ở Đài Loan

Trong khi ở Việt Nam ngày tết này là tết “diệt sâu bọ” thì ở Đài Loan Tết Đoan Ngọ có 1 ý nghĩa hoàn toàn khác, là dịp lễ tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên.

Khuất Bình 屈平, tự là Nguyên 原, vẫn thường được gọi là Khuất Nguyên 屈原, là thi sĩ, trung thần ở nước Sở thời Chiến Quốc. Ông tính khí cương trực, thường hay can gián nhà vua, nên bị nịnh thần gièm pha, sau phải đi đày.

Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất, ông trẫm mình xuống sông Mịch La 汨罗. Người dân thương tiếc, thường tổ chức tưởng niệm vào ngày ông tự vẫn, chính là mùng năm tháng năm âm lịch.

Tương truyền, sau khi nghe tin Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La, rất nhiều người dân lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông Mịch La để cứu ông, đoàn thuyền đi mãi đến tận hồ Động Đình mà không tìm thấy thi thể của ông. Sau này mỗi năm người dân đều tổ chức đua thuyền rồng, chính là bắt nguồn từ việc này.

Lại truyền rằng, người dân sợ cá dưới sông ăn mất thi thể Khuất Nguyên, bèn mang cơm nắm thả xuống nước cho cá ăn, mong cá không rỉa thi thể ông. Từ đó có tục làm bánh ú nhân ngày Đoan Ngọ.

Theo truyền thuyết, nước giếng múc vào giữa trưa trong ngày này có mang công dụng trị bệnh, ngoài ra, nếu vào giữa trưa nếu ai có thể dựng đứng 1 quả trứng sẽ có may mắn trong suốt năm.

Cũng tương truyền rằng, ngày Đoan Ngọ là 1 trong 9 ngày “độc” của tháng 5 âm lịch. Đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi nên sức khỏe dễ ảnh hưởng, hao tổn nguyên khí, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, bọn trẻ thường được người lớn tặng túi thơm với nhiều hình thù ngộ nghĩnh để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại và trừ đuổi tà ma.. Đoan Ngọ là tết âm lịch được tổ chức sau tết Nguyên Tiêu vào ngày 15-1.

2. Các phong tục cổ truyền 

Tết Đoan Ngọ thường tắm nước thơm, tắm biển, hái lá: 

Ở nhiều địa phương, trong ngày này, mọi người thường mua lá mùi về tắm để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Các vùng ven biển thì thường đúng giờ Ngọ đi tắm biển. 

Ngoài ra, theo phong thủy, đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, người ta thường cúng lễ để cầu an, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc trong dịp Đoan Ngọ. 

Khảo cây: 

Vào ngày này, đúng 12 giờ trưa, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Theo quan điểm xưa, nếu thực hiện điều này và kèm theo ước muốn sung túc, đầy đủ thì sẽ được theo ý nguyện.

Ăn bánh tro (bánh ú):

Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.

Ăn thịt vịt: 

Ở miền Bắc, nhiều gia đình còn giữ phong tục ăn thịt vịt, đặc biệt là tiết canh vịt. Các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống cũng là vì phong tục này.

Đoàn viên: Sau Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ gần như là cái Tết sum họp    đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... Vì vậy, trong ngày này, con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng sẽ cố thu xếp để về đoàn tụ cùng gia đình.

Ăn hoa quả, rượu nếp diệt sâu bọ:

Ăn gì vào mày này? Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5 tháng 5  âm lịch chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.

Người ta tin rằng dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ, trong đó, nhiều nhất là cơm rượu nếp để giết giun sán và một số loại trái cây như vải, mận Bắc, táo...    

3. Các hoạt động trong ngày

Nếu ghé Đài Loan đúng dịp này, bạn đừng bỏ qua cơ hội theo dõi lễ hội đua thuyền tại đây. Hầu như tỉnh nào cũng tổ chức đua thuyền. Không khí náo nhiệt từ các đội thi, khán giả cổ vũ sẽ khiến bạn tạm quên đi mình là du khách xa đến, mà sống trọn vẹn cùng những phút giây lễ hội sôi động.

Bạn cũng có thể tranh thủ nếm thử bánh zongzi truyền thống của xứ Đài được bày bán khắp nơi. Bánh zongzi Đài Loan có hình dáng và vỏ bánh giống bánh ú Việt Nam, nhưng nhân phong phú hơn. Bánh mặn có nhân thịt heo, đậu phộng, trứng muối, nấm đông cô…, bánh ngọt có nhân đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen…

Ngoài các hoạt động lễ hội, ngày Đoan ngọ cũng là dịp du khách thập phương cảm nhận chân thực và trọn vẹn văn hóa truyền thống xứ Đài: Uống nước và tắm vào giờ ngọ, làm túi thơm, rủ nhau dựng trứng đứng thành công trong giờ ngọ hay coi gà đẻ trứng vào giờ ngọ để mang đến may mắn, tiền bạc…

Người Đài Loan cũng uống rượu Hùng Hoàng để xua đuổi ngũ độc, hay vẩy rượu khắp nhà nơi gầm giường, góc tường… để trừ độc. Trẻ em sẽ được người lớn tặng túi thơm với nhiều hình thù ngộ nghĩnh để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại và trừ tà ma.


Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam, và ngày tết Đoan Ngọ cũng vậy. Tuy nhiên, xứ Đài vẫn có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, ẩm thực và con người nơi đây, đủ để tạo những kí ức đẹp cho mỗi du khách ghé qua. 

 

https://namchauims.edu.vn/