Ngày tết Đài Loan có gì giống và khác so với Việt Nam


11/03/2022

Đài Loan và Việt Nam không có quá nhiều khác biệt về văn hóa nên những lễ tết cũng có khá nhiều điểm tương đồng. Vậy các ngày tết đài loan có giống với Việt Nam không?. Điều này giúp bạn dễ thích nghi hơn.

Khi đi du học Đài Loan 2022 trong vòng 3 năm bạn sẽ được trải nghiệm những ngày lễ, tết của nước này. Để thêm hiểu biết về các ngày Tết ở Đài Loan, các bạn hãy đến với Năm Châu IMS.

Các ngày tết đài loan khá giống Việt Nam

1. Tết Nguyên Đán

Người Đài Loan cũng sử dụng lịch âm nên họ cũng đón tết nguyên đán như tại Việt Nam. Đây là dịp để mọi người trong gia đình có thể tụ họp, sum vầy và quây quần ăn uống. Trẻ em mặc áo mới, mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, bỏ qua mọi hiềm khích hay những điều không hay trong năm cũ và mừng nhau những phong bao lì xì đỏ tươi.

Trong đêm giao thừa, mọi người sẽ cùng nhau đón khoảnh khắc chuyển giao năm cũ năm mới, đi hái lộc với mong muốn may mắn cả năm. Sáng ngày tết mồng 1 sẽ làm những mâm cơm mời tổ tiên, ông bà về ăn tết, sau đó là cùng nhau ăn cơm sum vầy. Đây được xem là phong tục tốt đẹp được giữ gìn từ đời này sang đời khác.

Thời gian nghỉ dài, khắp Đài Loan không khí náo nhiệt, nhiều điểm bắn pháo hoa nghệ thuật vô cùng đẹp mắt. Mọi người cũng hay đến chùa cầu chúc năm mới, xin lộc đầu năm.

2. Ngày tết đài loan Nguyên Tiêu

Tết nguyên tiêu diễn ra vào ngày răm tháng giêng âm lịch (15/1 âm lịch). Vào ngày nay, mọi người sẽ cùng nhau làm bánh nguyên tiêu – cúng tế tổ tiên, quây quần ăn bánh. Vào ngày này các chùa chiền, đền miếu ở Đài Loan cùng tổ chức đêm hội hoa đăng.

Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được ưa chuộng. Chính vì vậy, lễ hội đèn lồng ở Đài Loan cũng được bắt nguồn từ đây.

Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời.

3. Ngày tết Đài Loan Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, ngày tết Đoan Ngọ là lễ diệt sâu bọ thì ở Đài Loan là một dịp lễ có ý nghĩa hoàn toàn khác, là ngày lễ tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên.

Vào dịp này, người Đài Loan thường đua thuyền rồng và ăn bánh ú nhân mặn (nhân mặn gồm thịt lợn, đậu phộng, hạt dẻ, nấm hương, trứng muối, tôm khô và các loại gia vị xào lên cho thơm rồi gói cùng với gạo nếp).

4. Tết Trung Thu

Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của người Đông Á, trong đó có Đài Loan và Việt Nam. Khác với Việt Nam tết Trung thu ở Đài Loan không có đèn lồng cho thiếu nhi, có múa kỳ lân hay còn gọi là Tết thiếu nhi. Ở Đài Loan, người ta còn có một tên gọi khác là Tết Đoàn Viên. Là thời gian để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau.

Khác với Việt Nam, Tết Trung thu ở Đài Loan được coi là quốc lễ và được nghỉ một ngày để mọi người vui chơi. Giống như Việt Nam người Đài Loan cũng cúng hoa quả vào ngày này và cũng ăn bánh trung thu trông trăng bên người thân.

Vào ngày này, người Đài Loan thường treo đèn lòng, ăn bánh trung thu, ăn bưởi, ăn tiệc nướng ngoài trời và thả đèn trời. Các ngày tết đài loan khá vui nhộn, và đầy màu sắc.

5. Tết Trung Nguyên

Cùng với ngày Tết cổ truyền và tết Trung thu, tết Đoan ngọ được xem là 1 trong 3 ngày lễ lớn trong phong tục cổ truyền của Đài Loan được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.

Lễ Trung nguyên ở Đài Loan chính là ngày lễ Vu Lan, báo hiếu ở Việt Nam được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, theo tục truyền của Đài Loan gọi là “ tháng quỷ “, trong tháng này theo truyền thuyết các âm hồn đều rời cõi âm trở về dương thế, cho nên trong khoảng thời gian này cũng có một số những điều cấm kỵ, chẳng hạn như kỵ đi xa, kỵ xuống nước, kỵ cưới hỏi .v.v…

Để giúp đỡ các cô hồn được sớm siêu thoát, kể từ ngày mồng 1 tháng 7, khắp nơi đều tổ chức các buổi cúng bái phổ độ, chuẩn bị các lễ vật phong phú để cúng bái cho các âm hồn, và trong đó, lễ trung nguyên là ngày có quy mô lớn nhất .

Hoạt động phổ biến nhất của tết trung nguyên là vào đêm 14 âm, người ta sẽ đốt nến, hóa vàng, giết gà vịt để cúng quỷ đói với mong muốn tránh những điều xấu đến với gia đình mình. Tết trung nguyên gắn liền với văn hóa đạo giáo của người Trung Quốc, bởi phật giáo không có chủ trương sát sinh hay đốt vàng mã cúng tế quỷ thần.

Các ngày tết đài loan rất thú vị và đặc sắc. Nếu có thể bạn hãy đến thăm Đài Loan vào những dịp lễ Tết để hiểu thêm về văn hóa và truyền thống của Đài Loan nhé. 

https://namchauims.edu.vn/