Quốc khánh Nhật Bản vào ngày nào? Có các hoạt động gì nổi bật?


21/03/2022

Quốc khánh 2-9 là ngày lễ cực kì quan trọng và thiêng liêng của Việt Nam. Và tất nhiên, không ngoại lệ, Quốc khánh nhật bản cũng là ngày lễ trọng đại của người dân Nhật Bản. Khác với nhiều quốc gia lựa chọn ngày Quốc khánh là ngày giành độc lập, Nhật Bản lại chọn ngày này dựa trên sự lên ngôi của vị Thiên hoàng đầu tiên, là ngày 11/02 hàng năm theo Dương lịch.

Quốc khánh là một trong các ngày lễ của Nhật trọng đại nhất, và ý nghĩa nhất. Đây là ngày lễ được tổ chức cực kỳ trọng đại. Hãy cùng tìm hiểu các điều đặc biệt trong ngày lễ này ở bên dưới nhé.

Đôi nét về quốc khánh Nhật Bản bạn cần biết

1. Các hoạt động trong ngày lễ Quốc khánh

Ngày lễ Kigensetsu khi xưa từng là một dịp lễ lớn ở Nhật Bản và được coi là một trong bốn ngày lễ nổi tiếng nhất. Vì vậy ngày này được đánh dấu bằng các lễ kỷ niệm và các cuộc diễu hành lớn. Tuy nhiên, ngày lễ Kenkoku Kinen No Hi sau này lại không có quá nhiều lễ hội lớn được tổ chức. Nhưng vì là ngày lễ theo lịch đỏ của Nhật nên nhiều doanh nghiệp và tòa nhà chính phủ cũng nghỉ làm.

Nếu bạn đang ở Tokyo, hãy đến Omotesando Dori vào sáng sớm để tham gia cuộc diễu hành Ngày Kỷ niệm Kiến quốc. Tại đây, bạn có thể xem những người yêu nước vẫy cờ hay khiêng đền thờ di động "Mikoshi”. Điểm đến của cuộc diễu hành là đến Đền Meiji Jingu gần đó.

Cách vài km ở Chiyoda, Cung điện Hoàng gia, nơi ở của Thiên hoàng, cũng tổ chức một lễ kỷ niệm. Buổi lễ thu hút người dân từ khắp Tokyo và rộng hơn là Nhật Bản, tất cả đều đến để bày tỏ lòng kính trọng đối với vị vua của đất nước và ghi nhớ lịch sử của dân tộc.

Hoặc có thể đến thăm đền Kashihara ở tỉnh Nara. Người ta nói rằng ngôi đền này được xây dựng vào năm 1889, nằm trên địa điểm mà Jimmu trở thành Thiên hoàng vào ngày 11/02 năm 660 trước Công nguyên. Nơi đây cũng gần vị trí được cho là lăng mộ của Thiên hoàng Jimmu.

Tại đây, bạn sẽ thấy các cuộc diễu hành và đám rước dành riêng để tôn vinh lòng tự hào dân tộc của Nhật Bản. Tuy nhiên, tốt nhất hãy thật cẩn trọng và tôn trọng buổi lễ, vì sự kiện ở đây được cho là thu hút rất nhiều “Uyoku dantai - 右翼団体”, những người người hoạt động theo chủ nghĩa cực hữu cực đoan của Nhật.

2. Quốc khánh Nhật Bản diễn ra vào ngày bao nhiêu?

Quốc khánh của nước Nhật hay còn gọi là ngày Lập quốc  建国記念の日- Kenkoku Kinen no Hi  diễn ra vào ngày 11 tháng 2 hàng năm nhằm kỉ niệm ngày thành lập đất nước và sự xuất hiện của hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản, Thiên hoàng Jimmu tại   Kashihara gu vào ngày 11 tháng 2 năm 660 TCN. Không chỉ đây mới là ngày lễ quan trọng, đặc biệt mà còn có cả lễ trưởng thành ở Nhật.

3. Lịch sử ngày Quốc khánh

Thời Minh Trị, chính phủ Nhật Bản đã ấn định ngày để kỉ niệm ngày trọng đại này của đất nước. Thời điểm đó cũng trùng với thời điểm Nhật Bản chuyển từ lịch  m sang dùng lịch Dương (Tây lịch) vào năm 1873. Chính phủ Minh Trị lúc đó đã ấn định ngày lập quốc là ngày 1/1 năm 1873 theo lịch âm, theo lịch dương thì hôm đó là ngày 29/1/1872.

Tuy nhiên, người dân lúc đó lại lầm tưởng ngày này sang ngày Tết  m lịch, thay vì là Ngày lập quốc. Thế là Chính phủ đổi ngày lập quốc sang ngày 11/2/1873 sau khi cho rằng mình tính toán “chính xác” ngày Thiên hoàng Jimmu ra đời, và kể từ đó, ngày 11/2 hằng năm trở thành ngày quốc khánh của Nhật Bản.

Thực chất ngày lập quốc được dùng để kỉ niệm Thiên hoàng và được đặt tên là 紀元節(Kigensetsu), được Thiên hoàng Minh Trị phê duyệt ấn định không những nhằm mục đích thống nhất ý chí người dân Nhật Bản hướng đến Thiên hoàng, mà còn nhằm củng cố quyền lực của ông, sau khi hạ bệ Mạc phủ Tokugawa, khôi phục quyền cai trị vào tay Thiên hoàng.

Ngày Kigensetsu được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành, và nó nghiễm nhiên trở thành 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, đến khi Nhật Bản thua trận ở Thế chiến thứ II, kéo theo sự phế truất quyền lực của Thiên hoàng (từ sau chiến tranh, người ta gọi các đời Thiên hoàng về sau là Nhật hoàng), ngày Kigesetsu cũng bị bãi bỏ.

Mỉa mai thay khi ngày 11/2 cũng là ngày tướng MacArthur phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản năm 1946, đưa Nhật Bản đi theo con đường dân chủ tư sản và cũng là người đóng góp rất lớn trong công cuộc tái thiết và phát triển Nhật Bản sau này để trở thành “nước Mỹ của châu Á”. Cùng năm 1946, Ngày lập quốc được tái thiết lập, vẫn giữ nguyên là ngày 11/2 hằng năm.

Hiện nay, Quốc khánh là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của quốc gia. Mỗi một dân tộc đều có cách đón chào riêng. Nếu tại Việt Nam chúng ta treo cờ đỏ sao vàng chào mừng Quốc khánh thì tại Nhật, người dân xứ sở hoa anh đào chào đón bằng những lễ hội được tổ chức long trọng. Bên cạnh đó là các đoàn diễu hành tổ chức meeting chào mừng. Trong ngày này, mọi người sẽ phất cờ Nhật không chỉ nhằm kỉ niệm ngày nước Nhật ra đời à còn mang ý nghĩa dân tộc Nhật Bản đoàn kết một khối, và cùng nhau xây dựng đấy nước, thay cho chủ nghĩa dân tộc.

Dù ở quốc gia này, ý nghĩa của ngày lễ Quốc khánh vẫn luôn đặc biệt, trang trọng và thiêng liêng đúng không các bạn? Hy vọng với bài viết của Năm Châu IMS sẽ giúp các bạn có thêm vốn kiến thức về ngày lễ Quốc khánh Nhật Bản nha. 

https://namchauims.edu.vn/